Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Chương 1 : Cách trồng và chăm sóc cây thanh long

Nguồn gốc

    1. Giống và đặc tính của giống
      1. Ruột trắng với vỏ đỏ
      2. Ruột đỏ với vỏ đỏ
      3. Ruột tím hồng với vỏ đỏ
      4. Ruột trắng với vỏ vàng
    2. Cách trồng
      1. Chuẩn bị đất
      2. Chuẩn bị trụ
      3. Chuẩn bị giống
      4. Mật độ và bố trí khoản cách
      5. Cách trồng và thời vụ trồng
      6. Bón phân va xịt thuốc
      7. Tưới nước
      8. Tỉa canh và xử lý cành bệnh
      9. Làm cỏ và tủ gốc
      10. Xử lý ra hoa
      11. Sâu bệnh và dịch hại
    3. Tình hình sản xuất
    4. Nhân giống
    5. Khó khăn trong sản xuất
      1. Nước tưới
      2. Điện
      3. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
      4. Nhân công
      5. Khoa học công nghệ trong trồng trọt
      6. Môi trường
      7. Tác hại kháng bệnh kháng khuẩn của việc lạm dụng hóa chất

chuong 2: Thành phần hóa học và lợi ích của trái thanh long

2.1 Thành phần hóa học

2.2 Trái tươi

2.3 Sản phẩm từ thanh long

2.3.1 Sấy

2.3.2 Lên men

2.3.3 Chế biến các món ăn từ thanh long

2.3.4 cáp đông

2.4 Lợi ích của trai thanh long

chuong 3: Thu hoạch đóng gói và bảo quản

3.1 Thu hoạch

3.2 Phân loại và đánh giá chất lượng

3.3 Đóng gói

3.4 Bảo quản

chuong 4: Thị trường tiêu thụ

4.1 Thị trường

4.2 dịch vụ logictic

4.3 So sánh và cạnh tranh

4.4 Sự phụ thuộc lớn vào một thị trường

Chương 1 : Cách trồng và chăm sóc cây thanh long

    1. Nguồn gốc: Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Thanh long là loài thực vật bản địa tại México, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, các loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.

Quả của thanh long có bốn loại. Chúng có tên gọi khoa học như sau:

1.1.1Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ đỏ.

1.1.2Hylocereus costaricensis (đồng nghĩa: Hylocereus polyrhizus) thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ đỏ

1.1.3Hylocereus undatus costaricensis thuộc chi Hylocereus, ruột tím hồng với vỏ đỏ.

1.1.4Hylocereus megalanthus, trước đây được coi là thuộc chi Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.

1.2 Giống và đặt tính của giống:

1.2.1 Ruột trắng với vỏ đỏ: được nhân bản vô tính bằng phương pháp giâm hom, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

1.2.2 Ruột đỏ với vỏ đỏ: So với các giống thanh long ruột trắng hiện có, các giống ruột đỏ H14 (do Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam lai tạo giữa giống thanh long ruột đỏ Colombia và thanh long ruột trắng Bình Thuận) và giống Đài Loan (Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội) có những ưu điểm nổi trội như: Sinh trưởng mạnh, cành to và dài; khả năng ra hoa và cho quả tốt kéo nên cho năng suất cao từ 40-60 tấn/ha. Cả 2 giống ruột đỏ này đều cho quả to, trung bình từ 400-700g, tai quả dày và xanh, khi chín có màu đỏ tươi, bóng đẹp, ruột đỏ khi chín ăn ngọt hơn các giống thanh long ruột trắng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên chăm sóc khó hơn thanh long ruột trắng dẫn đến chi phí cao và đồng thời cạnh tranh với ruột đỏ Trung Quốc ( Trung Quốc trồng nhiều ruột đỏ) trong khi thị trường tiêu thụ chính vẫn là Trung Quốc.

 

1.2.3 Ruột tím hồng với vỏ đỏ: Màu sắc đẹp,tai dày, võ cứng ít nhiễm côn trùng, chất lượng tốt và năng suất cao phù hợp với việc bảo quản lau dài. Tuy nhiên nông dân hiện nay trồng một số giống tím hồng cho quả khi mới chín không được ngọt, quả nhỏ, rồi phải treo trên cây 1 thời giang thì quả mới lớn nhưng đổi lại bị bạc màu, thị trường Trung Quốc không chuộn bằng ruột đỏ.

1.2.4 Ruột trắng với vỏ vàng: Giống thanh long vỏ vàng trên thị trường hiện có 2 loại:

Thanh long vỏ vàng Thái Lan và thanh long vỏ vàng Colombia để Phân biệt 2 loại thanh long này rất dễ.

+ Loại colombia thì có dạng trái khá đặc biệt : vỏ màu vàng bóng, có nhiều gai nhọn, ruột màu trắng ngà ăn thơm và ngọt hơn.

+ Loại Thái Lan thì có giống như thanh long bình thường nhưng màu quả nhạt hơn và không có gai.Trọng lượng trung bình 1 trái có thể đạt từ 500 – 1000 gram. Loại thanh long này rất dễ trồng.Thích nghi tốt với những khu vực có khí hậu khô, hạn, nóng.

    1. Cách trồng:
      1. Chuẩn bị đất: Vùng đất cao (như Bình Thuận, Vũng Tàu, Đồng Nai): Phần lớn ở các tỉnh này là đất xám bạc màu, đất cát pha hoặc đất núi, đất dốc dễ xói mòn, rửa trôi nên cần phải bón nhiều phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục) để cải tạo đất. Chuẩn bị đất bao gồm cắm cọc, đào lỗ, xuống trụ. Sau khi chôn trụ xong, đào quanh trụ sâu 20 cm, rộng 1,5 cm; bón lót phân chuồng, phủ đất và đặt hom.Vùng đất thấp, nhiễm phèn (như Tiền Giang, Long An…): Đất thấp cần phải lên liếp (mô) trước khi trồng; liếp trồng phải cách mặt ruộng khoảng 40 cm để đề phòng ngập nước trong mùa mưa.Đất phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Cày bừa, làm cỏ không kỹ sau này chi phí trừ cỏ sẽ rất cao, cỏ nguy hiểm trên đất phèn là cỏ tranh, cỏ ống, cỏ sâu róm,…
      2. Chuẩn bị trụ: Có thể dùng trụ gỗ, trụ gạch hoặc trụ xi măng cốt sắt để trồng thanh long. Hiện nay, trụ xi măng cốt sắt đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến trong sản xuất với kích thước: cạnh vuông từ 12 – 15 cm, cao 1,8 – 2,0 m, chôn sâu 0,4 – 0,6 m (tuỳ thuộc vào vùng đất), chiều cao từ mặt đất đến đỉnh trụ từ 1,3 – 1,5 m, phía trên có 4 thanh sắt đua ra ngoài (sắt râu) 20 – 25 cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long sau này.
      3. Chuẩn bị giống: Cần chọn những cành có tiêu chuẩn sau: Tuổi cành trung bình từ l – 2 năm tuổi trở lên, chiều dài hom tốt nhất là từ 50 – 70 cm; hom mập, có màu xanh đậm, không có khuyết tật, sạch sâu bệnh; các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nẩy chồi (mụt) tốt.Sau khi chọn hom xong, hom được nhúng thuốc ra rể và thuốc nấm dựng nơi thoáng mát, trên nền đất khô ráo, trong vòng 10 – 15 ngày hom bắt đầu nhú rễ thì đem trồng.
      4. Mật độ và bố trí khoản cách: Thanh long là cây ưa sáng, cần nhiều ánh nắng, cần trồng ở mật độ thưa hiện tại có 2 cách trồng

+ Trồng theo hàng: hàng cách hàng từ 2,8-3m, trụ cách trụ cũng từ 2,8-3m, trồng phân theo lô đảm bảo đường đi đến trụ cuối từ 15-20 trụ.

+ Trồng theo dàn: trồng gần giống như theo hàng xen thêm một trụ và kéo đường dây cáp dài nối các đầu trụ với nhau, giúp cành thanh long leo thành giàn. Mỗi giàn cách nhau 3m. Theo kiểu này, mỗi ha đất có thể trồng từ 2.000- 2.500 trụ thanh long.

1.2.5 Cách trồng và thời vụ trồng: Đặt 4 hom quanh 4 phía của trụ. Áp phần phẳng của hom vào mặt phẳng của trụ để sau này hom ra rễ bám nhanh vào trụ. Dùng dây nilông hoặc dây vải buộc nhẹ hom vào trụ để tránh gió làm lung lay, sau đó tưới nhẹ và tủ rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm. Thường trồng vào khoảng tháng 10 – 11 dương lịch. Những nơi thiếu nguồn nước tưới như Bình Thuận, Vũng Tàu, An Giang nên trồng vào (tháng 8 -9 dương lịch) nhưng phải chú ý đến nấm bệnh

1.2.6 Bón phân và xịt thuốc:

a) Bón phân giai đoạn kiến thiết cơ bản

Giai đoạn kiến thiết cơ bản là giai đoạn từ khi trồng đến khi cây 2 năm tuổi

– Năm thứ 1:

Phân hữu cơ: Bón lót một ngày trước khi trồng và khoảng 6 tháng sau khi trồng, với liều lượng 10 -15 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg supe lân hoặc lân Văn Điển/trụ. Có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh thay thế cho phân chuồng, với liều lượng 1- 2 kg/trụ.

Phân hoá học: Bón định kỳ 1 tháng/lần, với liều lượng 50 – 80 gam urê + 100 – 150 gam NPK 20-20-15/trụ. Rải phân xung quanh gốc (cách gốc 20 – 40 cm), dùng rơm hay mụn dừa tủ lên và tưới nước ướt đẫm cho phân tan.

– Năm thứ 2:

Phân hữu cơ: Bón 2 lần (đầu và cuối mùa mưa), với liều lượng 15 – 20 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg supe lân hoặc lân Văn Điển/trụ. Có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh thay thế cho phân chuồng, với liều lượng 3 – 4 kg/trụ.

Phân hoá học: Bón định kỳ 1 tháng/lần, với liều lượng 80 – 100 gam urê+ 150 – 200 gam NPK 20 – 20 – 15/trụ.

b) Bón phân giai đoạn kinh doanh

– Phân hữu cơ: Bón 2 lần (đầu và cuối mùa mưa), với liều lượng 20 – 30 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg supe lân hoặc lân Văn Điển/trụ. Có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh thay thế cho phân chuồng, với liều lượng 3 – 5 kg/trụ.

– Phân hoá học:

Giai đoạn trước khi ra hoa: Tỷ lệ NPK thích hợp cho giai đoạn này là (1:2:2) hoặc (1:3:2).

Giai đoạn nuôi nụ và nuôi trái: Sử dung phân bón có tỷ lệ N và K cao hơn P với tỷ lệ (3:1:2), (2:1:2), (2:1:3), (1:1:1); thêm chất điều hoà sinh trưởng GA3, NAA lúc nhú nụ và khi kết thúc thụ phấn.

* Kỹ thuật bón phân

– Mùa thuận (chính vụ), chia làm 4 lần bón:

+ Lần 1: Sau khi kết thúc vụ nghịch (đợt thắp đèn cuối cùng), tùy tình trạng sức khoẻ của cây, có thể áp dụng một trong các tỷ lệ NPK (1:1:0,75) như NPK 20- 20- 15 + TE; tỷ lệ (2:2:1) như NPK 16 -16 – 8 + TE, với lượng dùng từ 400 – 500 g/trụ. Kết hợp phun phân bón lá có hàm lượng N cao như NPK 30 -10 -10 từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

+ Lần 2: Trước khi cây ra hoa, bón 400 – 500 gam/trụ phân NPK 20 – 20 -15 + TE hoặc 500 – 700 gam phân NPK 16 -16 – 8 + TE, có thể sử dụng thêm phân bón lá có hàm lượng P cao như NPK 10-60-10.

+ Lần 3: Khi cây đã có nụ hoa, bón 300 – 400 gam/trụ phân NPK 24 – 10 – 22 + TE hoặc 400 – 500 gam/trụ NPK 18 – 6 – 12 + TE hay NPK 15 – 15 – 15 + TE.

+ Lần 4: Bón cách lần thứ 3 khoảng 40 – 45 ngày, với lượng 300 – 400 gam/trụ NPK 24 – 10 – 22 + TE hoặc 400 – 500 gam/trụ NPK 18 – 6 – 12 + TE, kết hợp phun phân bón qua lá, Canxi, Bo.

– Mùa trái vụ (thắp đèn):

+ Lần 1: Trước khi thắp đèn 15 ngày, bón 400 – 500 gam phân NPK 8 – 16 – 16 + TE, có thể bổ sung phân bón qua lá như NPK 10 – 60 – 10 + TE hay NPK 6 – 30 – 30 + TE theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

+ Lần 2: Khi cây đã bung nụ hoa, khoảng 3 – 5 ngày sau khi ngưng đèn, bón 400 – 500 gam/trụ phân NPK 18- 6 – 12 + TE hoặc 300 – 500 gam phân NPK 22 – 10 – 24 + TE, bổ sung thêm phân bón qua lá NPK 30 – 10 – 10, phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần.

+ Lần 3: Bón cách lần 2 khoảng 40 – 45 ngày với lượng 300 – 400 gam/ trụ NPK 24 – 10 – 20 + TE hoặc 400 – 500 gam/trụ NPK 18 – 6 – 12 + TE, kết hợp phun phân bón qua lá, Canxi, Bo.

C. Xịt thuốc: chon nha chuyen cung cap lam quy trinh loai benh va loai duong

      1. Tưới nước:Thanh long là loài cây chịu hạn tốt, nhưng khi thiếu nước thì năng suất của cây không cao, chất lượng quả kém, còn trường hợp thừa nước thì năng suất cũng sẽ giảm, thậm chí cây còn bị chết. Hiện nay nông dân thường tưới theo những cách sau: tưới tay, tưới bét xoay, tưới nhỏ dọt…
      2. Tỉa canh và xử lý cành bệnh: Tỉa cành tạo tán cây thanh long giúp cây có bộ khung cơ bản vững chắc, cân đối, hài hòa, từ đó cây có khả năng đón ánh sáng đầy đủ hơn. Cắt tỉa cành tạo tán sẽ thay thế những cành già, sâu bệnh, yếu ớt, để những cành trẻ phát triển tốt, duy trì sức mang trái tối hảo của cây, đảm bảo cân bằng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh sản. Đồng thời cũng giúp duy trì chiều cao của cây để thuận tiện hơn trong việc chăm sóc và quản lý sâu bệnh hại.

Năm thứ nhất, khi cành dài qua khỏi trụ, tiến hành uốn cành nằm xuống đỉnh trụ, nên uốn vào buổi trưa để dễ uốn, giúp cành nhanh ra chồi mới. Khi cành đâm chồi: chọn 1-2 chồi phát triển để lại, sửa các cành phân bố đều về 4 hướng, từ đó sẽ được tạo tán tiếp tục cho cành phân bố đều trên trụ bê tông cốt thép.

Năm thứ 2, tỉa nhẹ để tạo tán hình cây dù.

Cuối năm thứ 3, số lượng cành trên trụ phân bố khá dày đặc. Tỉa cành làm thông thoáng tán cây, loại bỏ những cành già đã cho trái, cành bệnh giúp cây thanh long tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới.

Sau vụ thu hoạch, tiến hành tỉa bỏ các cành cũ bên trong tán. Cành vừa cho trái vụ trước nên để lại để nuôi chồi mới, mỗi cành để 1 chồi, khi cành dài khoảng 1,5m thì cắt đọt cành con để cành mập và nhanh cho trái. Cắt bỏ các cành già, ốm yếu, sâu bệnh nằm khuất bên trong tán, giữ lại những cành khỏe để cây thanh long tập trung dinh dưỡng và hạn chế sâu bệnh hại. Bà con dùng liềm chặt ¾ chiều dài của toàn bộ các cành già phía dưới, các tược non nảy ra từ phần gốc cành sẽ được giữ lại. Sau 4-5 năm thì tiến hành tỉa như thế để trẻ hóa số cành trên trụ và giúp cây có năng suất tốt hơn. Cách tỉa cành này dễ làm và đỡ tốn công, nhưng qua nhiều năm thì cây thanh long bị đôn lên cao, khó chăm sóc. Bà con cũng có thể tỉa lựa để tạo sự thông thoáng cho cây, vừa giúp cây không bị đôn cao mà còn giữ được sự cân đối giữa các cành của tán cây.

Những cành già và sâu bệnh sau khi tỉa cành, bông lép, trái thối… làphế phẩm của cây thanh long, nên được thu gom khỏi vườn để xử lý hoặc ủ thành phân hữu cơ, tránh ảnh hưởng đến cây trong vườn. Việc biến phế phẩm của cây thanh long thành phân hữu cơ sinh học không còn mới đối với bà con, tuy nhiên, lâu nay bà con chỉ tủ phế phẩm tươi dưới gốc, hoặc đổ đống ngay tại vườn vừa gây hôi thối, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của chính bà con cũng như xung quanh, vừa không đảm bảo đúng quy trình sản xuất theo một số tiêu chuẩn, tốt nhất nên ủ thành phân hữu cơ.

      1. làm cỏ và tủ gốc :
      2. Xử lý ra hoa

* Khái niệm ra hoa đối với cây thanh long

Sự hình thành hoa là dấu hiệu cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản: chuyển hướng từ hình thành mầm lá sang hình thành mầm hoa. Nó biểu hiện về phản ứng di truyền và trạng thái sinh lý nhất định khi gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Sau khi cảm ứng sự ra hoa thì hoa được hình thành và phân hóa.

* Thuyết ra hoa

Thuyết quang chu kỳ (sự cảm ứng ra hoa bởi ánh sáng)

Độ dài chiếu sáng tới hạn trong ngày có tác dụng điều tiết sự sinh trưởng phát triển của cây, có thể kích thích hoặc ức chế các quá trình khác nhau và phụ thuộc vào các loài khác nhau gọi là hiện tượng quang chu kỳ. Trên quan điểm này người ta phân thành 3 nhóm cây: ngày ngắn; ngày dài; trung tính.

Cây thanh long thuộc cây ngày dài (ra hoa khi ngày dài tới hạn), vì vậy khi thắp đèn kéo dài thời gian chiếu sáng cây sẽ ra hoa.

Cây thanh long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ở miền Nam thanh long bắt đầu ra hoa vào tháng 4-9dl vì số giờ chiếu sáng trong ngày >12 giờ (ngày dài). Vì vậy, muốn thanh long ra hoa quả nghịch vụ vào giai đoạn đêm dài ngày ngắn, một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là tạo chiếu sáng nhân tạo trong thời gian ngày ngắn bằng cách đốt đèn trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt.

10.1. Ra hoa tự nhiên ( vụ mùa)

Như đã đề cập ở trên, thanh long là cây cảm ứng ra hoa trong điều kiện ngày dài. Hoa xuất hiện tự nhiên từ tháng 4 đến tháng 10 (rộ nhất từ tháng 6 tới tháng 9), trung bình có 6 – 8 đợt ra hoa rộ mỗi năm.

10.2. Ra hoa trái vụ

Việc thắp đèn vào ban đêm để xử lý ra hoa thanh long trong điều kiện ngày ngắn được áp dụng rộng rãi hiện nay là cách đặt cây trong điều kiện ngày dài nhân tạo. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng bóng đèn cho ánh sáng ( màu gì như thế nào tham khảo thêm phần nghiên cứu của công ty VNLILE)

 

Sâu bệnh và dịch hại.

Muốn trồng cây thanh long cho năng suất cao bạn phải là người có khả năng giải quyết được 6 vấn đề nhức nhối sau đây. Đó là việc xử lý được các loại sâu, các loại bệnh thường xuất hiện nhiều trên cây thanh long như thối ngọn, đốm nâu, nám cành, thán thư, thối nhũn, nấm bò hóng,…

Để có thể xử lý tất cả các loại bệnh này bạn cần phải nhận biết đúng bệnh. Cần xác định đúng nguyên nhân rồi mới đưa ra giải pháp. Bạn có thể tham khảo toàn bộ các giải pháp theo thứ tự sau đây:

11.1. Bệnh thối ngọn, thối đầu cành trên cây thanh long


Triệu chứng của bệnh thối ngọn, thối đầu cành trên cây thanh long

Nguyên nhân: Bệnh thối ngọn, thối đầu cành trên cây thanh long do nấm Alternaria sp. gây ra. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng gây hại mạnh nhất vào đầu mùa mưa. Vết bệnh xuất hiện phát sinh mạnh ở các cành phía Tây, cành bị khuất gió. Những vườn thiếu hữu cơ, thiếu vi sinh vật có lợi sẽ bị hại nhiều hơn.

Bệnh thối ngon, thối đầu cành khiến cây thanh long chậm phát triển, số cành giảm. Bệnh nặng có thể khiến cả trụ thanh long bị chết.

Giải pháp: Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh cần tiến hành cắt bỏ những cành bị bệnh. Có thể tiến hành cạo bỏ những phần thịt lá bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan. Sử dụng nano đồng và nấm đối kháng phun đều thân cành để sát khuẩn và diệt nấm.

Đối với những cây/vườn bị nặng tuyệt đối không tưới nước vào buổi trưa chỉ nên tưới nước lên đầu trụ vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Bón phân cân đối, không bón dư đạm, bổ sung vi lượng qua phân bón gốc hoặc phân bón lá. Cải tạo nền đất khỏe, bón phân cân đối, bổ sung thêm nấm đối kháng, nấm men,humic, amino acid vào đất để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân và quả.

11.2. Bệnh đốm nâu trên cây thanh long


Triệu chứng của bệnh đốm nâu trên cây thanh long

Nguyên nhân: Bệnh đốm nâu trên cây thanh long do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Bệnh xuất hiện và lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao, đặc biệt là vào mùa mưa. Bệnh đốm nâu trên cây thanh long lây lan chủ yếu qua nguồn hom giống, gió, nguồn nước hoặc do sinh vật như côn trùng.

Giải pháp: Khi bệnh xuất hiện, cần cắt bỏ những cành nhánh và trái bị bệnh mang đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sử dụng nano đồng vànấm đối kháng phun đều lên các thân cành bị bệnh để sát khuẩn và diệt nấm. Không tưới nước lên tán cây để hạn chế lây lan mầm bệnh. Hạn chế tưới vào chiều tối để không tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Thường xuyên thăm vườn, tỉa bỏ cành già, cành mang bệnh để tạo độ thông thoáng cho vườn. Bón phân cân đối giữa hóa học và hữu cơ, bổ sung vi lượng qua phân bón lá hoặc bón gốc. Cải tạo nền đất khỏe, bón phân cân đối, bổ sung thêm nấm đối kháng, nấm men,humic, amino acid vào đất để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân và quả. Tăng cường đề kháng cho cây trồng để chống chịu tốt với nấm bệnh.

11.3. Bệnh nám cành trên cây thanh long


Triệu chứng của bệnh nám cành trên cây thanh long

Nguyên nhân: Bệnh nám cành trên cây thanh long do nấm Macssonina agaves Syd và Sphaceloma sp gây ra. Nắng nóng đã làm bỏng mô cây tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Vết bệnh đầu tiên là vết cháy nắng sau đó tại chỗ cháy nắng có một màng mỏng màu xám tro, nhám do nấm lớp mốc phát triển.

Giải pháp: Khi phát hiện cành bị nhiễm nấm, tiến hành cắt bỏ những cành bệnh nặng và đem đi tiêu hủy để tránh lây lan. Phun nano đồng và nấm đối kháng để sát khuẩn và diệt nấm. Cải tạo nền đất phì nhiêu, vào mùa khô cần giữ ẩm cho cây, tránh để cây bị khô hạn cháy nắng. Bón phân cân đối, bổ sung thêmnấm đối kháng, nấm men, humic, amino acidvào đất để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân và quả.

11.4. Bệnh thán thư trên cây thanh long


Triệu chứng của bệnh thán thư trên cây thanh long

Nguyên nhân: Bệnh thán thư trên cây thanh long do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, mưa nhiều ẩm ướt. Bệnh gây hại nghiêm trọng ở tất cả các giai đoạn ra hoa, sắp thu hoạch và sau khi thu hoạch. Mầm bệnh tồn tại trong đất, các nguồn xác bã thực vật. Bệnh lây lan chủ yếu qua mưa gió, nước tưới và con người trong quá trình chăm sóc.

Giải pháp: Khi bệnh xuất hiện, tiến hành tỉa bỏ và thu gom những cành nhánh, thân, quả hoa bị nặng mang đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sử dụng nano đồng và nấm đối kháng phun xịt đều lên cây để sát khuẩn và diệt nấm.

Giữ cho vườn luôn thông thoáng, không bị ngập úng vào mùa mưa. Bón phân cân đối, cải tạo nền đất khỏe, bón phân cân đối, bổ sung thêm nấm đối kháng, nấm men, humic, amino acid vào đất để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân và quả. Xây dựng rào chắn cây trồng để hạn chế sự lây lan của nấm bệnh từ các khu vực khác.

11.5. Bệnh nấm bồ hóng


Triệu chứng của bệnh nấm bồ hóng trên cây thanh long

Nguyên nhân: Bệnh nấm bồ hóng trên cây thanh long do nấm Capnodium sp. gây ra. Bệnh phát triển chủ yếu vào mùa nắng.

Trong mùa nắng, nụ bông và quả non thanh long thường tiết ra mật ngọt tự nhiên chính điều này tạo điều kiện cho nấm bồ hóng tấn công lên ở những vị trí này. Hoặc do rầy rệp tấn công trên bẹ non, trong quá trình chích hút nhựa chúng bài tiết ra chất mật và sau đó nấm bồ hóng có điều kiện tấn công. Bệnh có thể tồn tại trên cành, quả bị nhiễm bệnh và phát tán nhờ gió, nước mưa, côn trùng,…

Giải pháp: Khi trong vườn trồng xuất hiện nấm, dùng nano đồng để rửa sạch những mảng nấm bám trên cành. Có thể kết hợp vớinấm xanh nấm trắng để diệt rầy rệp trên cây.

Vào mùa nắng cần tưới nước đủ ẩm, không để cây và đất bị khô hạn. Bón phân cân đối, đủ dinh dưỡng. Bổ sung thêm nấm đối kháng,nấm men, humic, amino acid vào đất để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân và quả. Tỉa cành tạo tán hợp lý, tạo thông thoáng cho vườn. Phun phòng nấm và sâu rầy định kỳ.

11.6. Bệnh thối nhũn


Triệu chứng của bệnh thối nhũn trên cây thanh long

Nguyên nhân: Bệnh thối nhũn trên cây thanh long do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra.

Bệnh xuất hiện quanh năm, nhất là vào điều kiện nóng ẩm như là mùa mưa. Bệnh thường tồn tại trong tàn dư thực vật có trong vườn hoặc trên cành, hoa hay trái bệnh không được tiêu hủy đúng cách. Bệnh lây lan qua gió, nước mưa hoặc qua côn trùng.

Giải pháp: Khi phát hiện cây trồng bị nhiễm bệnh, tiến hành cắt bỏ những cành nhánh hoa trái bị nặng mang đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sử dụng nano đồng và nấm đối kháng phun xịt đều lên cây để sát khuẩn và diệt nấm.

Cắt tỉa vườn thông thoáng, không bị ứ đọng nước, độ ẩm quá cao vào mùa mưa. Hạn chế việc tạo ra vết thương cơ giới cho cây để tránh sự xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh. Bón phân cân đối, cải tạo nền đất khỏe, bổ sung thêm nấm đối kháng, nấm men, humic, amino acid vào đất để cải tạo đất. Giúp phòng trừ nấm bệnh từ đất gây hại lên thân và quả.

      1. Lưu ý:

Trên đây là 6 giải pháp xử lý tất cả các triệu chứng bệnh trên cây thanh long. Đa phần các bệnh đều do nấm gây hại. Các loài nấm này chủ yếu xuất phát từ đất. Nấm từ đất sẽ lây lan nhanh lên thân, cành, lá, quả khi gặp được điều kiện thuận lợi như khi chúng ta tưới nước hay gặp mưa. Một số vườn quá rậm rạp và ít thông thoáng thì nấm cũng rất dễ lây lan.

Cho nên, để xử lý bệnh tạm thời bằng giải pháp sinh học chúng ta có thể sử dụng các giải pháp nên trên. Nhưng nếu muốn xử lý bệnh tận gốc cả 6 bệnh cùng lúc, chúng ta phải sử dụng bộ giải pháp cải tạo đất WAO BOOM. Đây là bộ giải pháp với 11 công dụng như diệt trừ nấm, kích thích rễ, bảo vệ rễ, làm mềm đất, làm tơi xốp đất, phân giải lân, rửa trôi hóa chất, tăng độ mùn, ổn định pH, bổ sung dinh dưỡng nên sẽ giúp chúng ta phòng bệnh rất tốt.

Tin tức liên quan

Back to top button